Doping là gì? Trong các bản tin thể thao bạn có thể đã từng bắt gặp những thông tin liên quan đến vấn đề các cẩu thủ, vận động viên phải đi thử doping sau trận đấu. Thậm chí một số VĐV còn bị cấm thi đấu, hủy kết quả vì liên quan đến doping. Vậy Doping là gì mà khiến giới thể thao cấm kỵ đến như vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến doping.
1. Doping là gì?
Hiểu đơn giản, Doping chính là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm triệt để trong các môn thể thao. Các chất Doping có tác dụng tăng cường sức mạnh, thể lực, đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu và khối lượng máu về tim. Nếu sử dụng Doping trong bóng đá sẽ giúp cho cầu thủ hồi phục sức khỏe, kích thích hoạt động cơ bắp và chạy nước rút tốt hơn trong các trận đấu quan trọng.
Bạn đã biết doping là gì hay chưa? Nhưng hiện nay, quy định được ban hành sẽ có khoảng 190 chất cấm bị liệt kê vào danh mục Doping. Một số các chất phổ biến như: Chất kích thích, thuốc tăng đồng hóa, lợi tiểu, thuốc giảm đau gây nghiện, các hormone peptide…Bên cạnh đó, những chất kích thích quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá, thuốc gây tê … cũng không nằm ngoài danh sách.
Cho dù thi đấu chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hành động sử dụng Doping được xem là gian lận và bất hợp pháp. Tùy theo mức nghiêm trọng của từng trường hợp, vận động viên vi phạm dùng Doping sẽ bị xử phạt theo độ nặng nhẹ khác nhau.
2. Doping có những dạng nào?
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại Doping được bán ra. Thậm chí, chúng được pha chế rất tinh vi để tránh các phương thức kiểm tra khi thi đấu. Thế nhưng, chúng vẫn thường được chia làm 3 loại chính sau đây:
- Loại Doping máu: Giúp tăng cường vận chuyển O2 qua hồng cầu, các Doping máu điển hình như Erythropoetin, Darbapoetin…Chúng sẽ có tác dụng trong vài ngày
- Doping cơ: Giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp do thuốc sản sinh hoocmon androgen. Loại thuốc này được sử dụng nhiều cho các vận động viên điền kinh, cử tạ, bóng đá..
- Doping thần kinh: Bằng cách sử dụng các chất kích thích như amphetamin, cocain giúp ngăn chặn việc điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh, từ đó làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi đuối sức.
3. Cách kiểm tra Doping chính xác
Năm 1964, tại thế vận hội diễn ra cùng năm, sau khi biết rõ doping là gì thì các hình thức kiểm tra Doping bắt đầu được tiến hành bởi Ủy ban Olympic. Có hai cách thức chủ yếu được sử dụng để kiểm tra là thử nước tiểu và thử máu.
Các mẫu máu và nước tiểu của vận động viên sẽ bị lấy đi. Nước tiểu nếu xảy ra các phản ứng sinh hóa liên quan đến Doping thì sẽ căn cứ để kết luận. Còn nếu nghi ngờ sử dụng các loại thuốc khác tinh vi hơn, ban kiểm tra sẽ thử máu bằng cách xác định phân tử hình thành hòa lẫn trong máu.
Bất cứ vận động viên nào cũng đều có thể bị kiểm tra Doping. Nhưng thông thường, cơ quan chức năng sẽ chú ý nhiều hơn đến các vận động viên có thành tích cao, có sự thể hiện nổi bật trong trận đấu, lọt vào chung kết…hay là có người tố giác hành vi. Để đảm bảo tính công bằng trong thể thao, việc kiểm tra Doping sẽ tiến hành ngẫu nhiên mà không được thông báo trước. Quy trình kiểm tra đặc biệt rất nghiêm ngặt và tỉ mỉ để những vận động viên gian lận sẽ khó có thể trốn tránh.
4. Chế tài xử phạt khi sử dụng Doping trong thi đấu thể thao
Nếu cầu thủ hay vận động viên vi phạm việc sử dụng chất cấm trong thi đấu người đó sẽ phải chịu một trong những hình thức xử lý sau đấy:
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và đình chỉ tham dự các giải đấu thể thao có thời gian quy định từ 1 – 3 tháng.
- Các cá nhân, tổ chức đứng ra bao che, dung túng cho hành vi sử dụng Doping nhằm mục đích đạt thành tích cao sẽ bị xử phạt tiền với mức áp dụng từ 5 triệu đồng đên 20 triệu đồng.
- Hủy bỏ hoàn toàn thành tích tại giải đấu thể thao, hủy bỏ tư cách của kết quả tuyển chọn vào đội tuyển hoặc trường năng khiếu thể thao của người vi phạm.
- Trong bóng đá, nếu vô tình dùng Doping không có chủ ý, cầu thủ đó có thể bị cấm thi đấu trong 2 năm. Nhưng nếu cố tình dùng Doping sẽ bị xử phạt cấm thi đấu tới 4 năm.
5. Những tác hại khôn lường của Doping
Trên thực tế, nhiều vận động viên biết rõ doping là gì và những tác hại khôn lường mà Doping gây ra, nhưng đôi khi vì sức ép thành tích mà họ vẫn bất chấp sử dụng.
- Vận động viên nữ nếu sử dụng Doping trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị nam tính hóa, nhất là với các Doping tăng sức mạnh cơ bắp. Giọng nói của họ sẽ trở nên trầm hơn, cơ thể mọc lông, mọc râu nhiều hơn và bị rối loạn kinh nguyệt…
- Đối với vận động viên nam bị ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản, tinh hoàn bị teo hoặc chất lượng tinh trùng, nguy hiểm hơn về lâu dài sẽ có nguy cơ liệt dương
- Gây mệt mỏi và yếu cơ bắp do liên tục tăng ảo sức bền và kéo dài sự vận động của cơ bắp. Đồng thời khiến kích thước các đầu chi bị to và dễ sinh ra bệnh tiểu đường.
- Khiến cơ thể mắc hội chứng Parkinson. Các Doping thần kinh rất dễ làm rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, từ đó khiến hoạt động vận động cơ thể diễn ra chậm chạp, các bộ phận tay chân bị run rẩy thường xuyên và mất ngủ….
Có thể thấy Doping là hành vi vi phạm đạo đức thể thao nghiêm trọng, cần phải lên án và có quy chế giám sát chặt chẽ hơn nữa. Tương lai của một vận động viên có thể bị hủy trong chốc lát vì một phút thiếu suy nghĩ của họ. Hẳn qua bài viết trên, bạn cũng đã hiểu được Doping là gì rồi. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích để bạn có thêm kiến thức trong lĩnh vực thể thao.
Xem thêm: Thẻ Đỏ TV – Link xem bóng đá Trực Tiếp HD (Miễn phí)