Trong bộ môn thể thao Vua, chiến thuật bóng đá luôn là một yếu tố quan trọng góp phần vào chiến thắng chung của cả đội bóng. Chiến thuật hay kết hợp cùng cách dùng người chuẩn xác sẽ giúp cho đối phương khó khăn hơn trong việc ghi bàn. Vậy bảng chiến thuật bóng đá hiện nay bao gồm những sơ đồ chiến thuật nào? Ưu, nhược điểm của từng chiến thuật mà người thuyền trưởng trong đội hình bóng đá cần phải biết.
1. Khái quát về chiến thuật bóng đá
Bóng đá giờ đây luôn là những màn cạnh tranh, tính toán khốc liệt trên sân cỏ. Với những huấn luyện viên tài ba, họ luôn biết cách đánh giá quan sát trên mọi phương diện để đưa ra những chiến thuật phát huy tối đa sức mạnh đội bóng của mình.
Có thể hiểu đơn giản, chiến thuật bóng đá là nghệ thuật tổ chức phối hợp của các cầu thủ trong thi đấu. Các nội dung của chiến thuật sẽ bao gồm xác định những biện pháp, phương pháp và hình thức thi đấu phù hợp nhất đặt ra với tình huống cụ thể cho cả trận đấu.
Chiến thuật bóng đá thường không cố định, mà sẽ thay đổi theo thời gian. Hiếm có đội bóng nào trên thế giới chỉ áp dụng duy nhất một chiến thuật cho đội bóng của mình. Để có thể phát huy tốt chiến thuật, đòi hỏi tinh thần phối hợp chặt chẽ kết hợp cùng kỹ thuật, thể lực của mỗi cầu thủ trong đội bóng.
2. Các chiến thuật bóng đá hay nhất hiện nay
Chiến thuật 3 – 4 – 3
Đây là một trong những chiến thuật mang lại niềm cảm hứng mang cho nền bóng đá thế giới nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng. HLV Park Hang-Seo đã áp dụng chiến thuật này cho đội tuyển Việt nam rất thành công khiến cho cả châu Á phải ngã mũ thán phục.
Chiến thuật 3 – 4 – 3 được hiểu là 3 hậu vệ, 4 tiền vệ và 3 tiền đạo. Với đội hình này, các cầu thủ phải chạy không ngừng nghỉ, tuy nghiên có thể phòng ngự hiệu quả lại vừa chia sẻ thể lực cho nhau. Đội hình được bố trí một cách đồng đều trên sân và có sức uy hiếp lớn với đối phương từ đầu đến cuối, từ lúc tấn công tới phòng ngự. Tuy nhiên chiến thuật bóng đá 3 – 4 – 3 lại yêu cầu thể lực rất cao, nếu tất cả các cầu thủ không có đủ thể chất tiêu chuẩn thế giới thì không thể nào phát huy hiệu quả được.
Ưu điểm:
- 2 hậu vệ gây áp lực và 1 hậu vệ ở phía sau bọc lót tạo nên “bức tường thành” kiên cố, rất khó để xuyên thủng hàng phòng ngự này so với các sơ đồ 2 hậu vệ phổ biến.
- Hàng tiền vệ có nhiều sự lựa chọn khác nhau khi chuyền về bởi đội hình có 3 hậu vệ và 1 thủ môn. Điều này sẽ giúp tránh được việc bị cầu thủ đối phương pressing tầm xa.
- Có thể chơi chiến thuật pressing rất tốt. Trên sân, cầu thủ được rải đồng đều, có cơ hội áp đảo đối phương về số lượng cầu thủ.
Nhược điểm:
- Hai bên cánh là yếu điểm của sơ đồ này khi mỗi biên chỉ có 1 cầu thủ liên tục lên công về thủ. Dễ bị phản cổng khoét cánh bởi 2 tiền vệ thường phải dâng cao hỗ trợ tấn công.
- Chiến thuật khá kén người chơi vì phải đòi hỏi việc phân bố đội hình chặt chẽ, hợp lý cả lúc tấn công lẫn phòng thủ và đòi hỏi yếu tố thể lực cao.
Chiến thuật bóng đá 4 – 4 – 2
Có thể nói, đây là một trong những chiến thuật phổ biến nhất trên thế giới. Sơ đồ 4 – 4 – 2 mang lại tính cân bằng cho đội bóng trong cả khâu phòng ngự và tấn công. Với chiến thuật này, đội bóng có thể triển khai mọi lối chơi, mọi công cụ chiến đấu, dễ dàng cơ động và tạo ra những biến thể tùy tình huống.
Đội hình 4 – 4 – 2 sẽ bao gồm 4 hậu vệ, 4 tiền vệ giữa sân và 2 tiền đạo chủ lực. Tiền vệ trung tâm và tiền đạo hộ công là hai trong những vị trí kể trên có sự hoạt động xử lý bóng nhiều nhất so với các vị trí khác. Trong khi đó, 2 hậu vệ cánh và 2 tiền vệ cánh có nhiệm vụ hỗ trợ tấn công tạo sức ép cho đối thủ và không quên phòng ngự khi đối phương tấn công.
Ưu điểm:
- Việc bố trí 2 tiền đạo trong chiến thuật bóng đá này giúp cho nhiệm vụ tham gia hỗ trợ tấn công được giảm tải một cách hiệu quả.
- Các vị trí 2 tiền vệ cánh và 2 hậu vệ cánh có thể thực hiện những pha tạt bóng từ biên, tận dụng thời cơ tối đa để dứt điểm.
- Chiến thuật được bố trí được cự ly đội hình hợp lý, tạo điều kiện tốt cho việc tấn công đối phương
Nhược điểm:
- Tuy được sắp xếp theo thứ tự và khoảng cách hợp lý tuy nhiên đội hình này lại dễ bị bắt bài và thiếu đi sự linh hoạt.
- Tuyến giữa của đội bóng luôn phải chịu nhiều áp lực giữa việc tấn công và phòng thủ liên tục.
- Cầu thủ hộ công phải có kĩ năng kiểm soát bóng tốt đồng thời phải có khả năng dứt điểm khi có thời cơ.
- Hành lang hai bên cũng là một điểm yếu khi bị đối thủ có đợt phản công bất ngờ lộ ra điểm yếu của hàng thủ.
Chiến thuật 4 – 3 – 3
Không thể thiếu 4 – 3 – 3 trong những chiến thuật hay nhất ở các mùa bóng. Chiến thuật bóng đá này lấy tấn công làm chủ lực với sự sắp xếp 4 hậu vệ, 3 tiền vệ và 3 tiền đạo. Các câu lạc bộ Real Madrid và Barcelona rất nổi tiếng với sơ đồ chiến thuật này với những chiến tích vang dội.
Ưu điểm:
- Đội hình dễ chơi, dễ triển khai các đòn tấn công lẫn bố trí phòng ngự, đa dạng tùy chính lối chơi
- 3 cầu thủ tiền vệ được sắp xếp theo hình con thoi mang lại cho đội bóng khả năng kiểm soát bóng tối đa và thu hồi bóng dễ dàng hơn so với đội hình 4 – 4 – 2.
- Chiến thuật này mang lại sự áp đảo và dễ khai thác vào điểm yếu trung tâm của đối phương.
- 3 tiền đạo có thể tận dụng linh hoạt những khoảng trống của hàng phòng ngự khi các hậu vệ đối thủ dâng cao.
Nhược điểm:
- 2 hậu vệ biên thường xuyên phải dâng cao tham gia tấn công cùng với sự kiên kết tuyến giữa khó chặt chẽ khiến vùng hai bên cánh dễ tạo nên sơ hở để đối phương khai thác tấn công.
- Cơ cấu đội hình ở trung tâm khá mỏng bởi 3 cầu thủ cùng lên công về thủ đồng thời tiêu tốn thể rất nhiều trong cả trận đấu.
Trên đây là những chiến thuật bóng đá luôn được giới túc cầu đánh giá cao và mang nhiều cảm hứng. Mỗi chiến thuật đều có điểm mạnh yếu khác nhau tuỳ thuộc vào đội hình chất lượng cầu thủ và thế trận trên sân. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn những kiến thức bổ ích trong bóng đá để có thể áp dụng cho đội bóng của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi chủ đề này và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo.